ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG Q3.2022

Quý 3/ 2022, người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về khả năng phục hồi kinh tế chung cũng như kinh tế Hộ gia đình trong thời gian tới thể hiện qua tỷ lệ đồng ý tăng cao so với các quý trước và cả giai đoạn trước dịch.

Bức tranh FMCG

Sau đợt dịch, mức tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng đang dần hạ nhiệt tại Khu vực thành thị nhưng lại có xu hướng tăng cao tại Khu vực nông thôn so với cùng kỳ năm ngoái với yếu tố ảnh hưởng chính là giá trung bình.

Ngành hàng tiêu biểu

Khi các quy định của chính phủ về an toàn dịch bệnh được nới lỏng cũng như sự lạc quan của người tiêu dùng khởi sắc, có thể thấy sự tăng trưởng trở lại của Nhóm sản phẩm thức uống, thậm chí còn tăng cao hơn so với giai đoạn trước dịch năm 2019, dẫn đầu là các sản phẩm nước ngọtbia

Đối với Khu vực thành thị, 2 ngành hàng được tích trữ nhiều nhất trong mùa dịch là các sản phẩm từ sữa thực phẩm đóng gói dần hạ nhiệt trong khi các sản phẩm khác dần phục hồi mức tăng trưởng.

Đối với Khu vực nông thôn, ngành hàng thức uống nói chung đã hồi phục và dẫn dắt sự tăng trưởng chung tại khu vực này tăng nhanh đến 2 chữ số.

Toàn cảnh thị trường bán lẻ

Tính đến Quý 3/2022, các kênh mua sắm từng bị hạn chế trong thời gian giãn cách như Chợ, Siêu thị & đại siêu thịCửa hàng chuyên doanh đã tăng trở lại so với năm ngoái. Kênh mua sắm online có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số.

Tiêu điểm chính

Dựa trên nghiên cứu về hành vi uống của người tiêu dùng Việt, trung bình 1 tuần, người tiêu dùng thành thị chọn 7 loại thức uống khác nhau và tại nông thôn là 5 loại.

3 nhóm sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất cả ở thành thị và nông thôn là Trà, Thức uống dinh dưỡngCà phê.